Thức dậy vào ban đêm là hiện tượng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận định ra được vấn đề này, bởi họ tỉnh giấc rồi lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Vậy, nếu bạn thường xuyên bị thức dậy vào 3 giờ sáng thì đây chính là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Vậy nguyên nhân gì khiến bạn bị như vậy và cách ngăn ngừa điều này như thế nào. Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé !
1. 3 giờ sáng là am hay pm?
AM được viết tắt của từ Ante Meridiem. Được dịch ra tiếng Việt thì từ AM có nghĩa là trước buổi trưa. Khoảng thời gian sẽ là từ 12 giờ đêm đến 12 giờ trưa. Ở thời gian này sẽ được gọi là am.
PM viết tắt của từ Post Meridiem. Được dịch ra tiếng Việt thì từ PM có nghĩa là sau buổi trưa. Khoảng thời gian sẽ là từ 12 giờ trưa cho đến 12 giờ đêm. Ở thời gian này sẽ được gọi là pm.
Như đã giải thích ở trên, 3 sáng là AM. Tuy nhiên dân tình thường hay bị lủng củng cách ở chỗ cách gọi sáng hay khuya.
AM được viết tắt của từ Ante Meridiem. PM viết tắt của từ Post Meridiem |
2. Thức dậy vào ban đêm có sao không?
Nếu bạn thi thoảng thức dậy vào ban đêm, đừng lo lắng quá nhé. Vì cũng có thể là do một số tác động gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn như sử dụng chè, cafe,…. trước khi đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra kéo dài thì bạn hãy nên chú ý đến sức khỏe của mình. Bởi điều đó cho thấy bộ phận nào đó của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, theo dõi ảnh dưới đây:
Cho thấy bộ phận nào đó của cơ thể có thể bị ảnh hưởng |
3. Nguyên nhân khiến bạn thức dậy vào 3 giờ sáng
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn có thể bị thức dậy lúc 3 giờ sáng
3.1. Căng thẳng
Căng thẳng chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn bị thức dậy lúc 3 giờ sáng. Theo nghiên cứu mới nhất, khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ kích hoạt triệu chứng thần kinh giao cảm làm bạn bị giật mình và thức giấc vào lúc nửa đêm. Ngoài ra, bạn có thể bị tăng nhịp tim và huyết áp. Khiến việc ngủ lại sau khi bị thức giấc gặp nhiều khó khăn.
Mức độ căng thẳng có thể tăng cao nếu trong cuộc sống của bạn gặp nhiều vấn đề. Những vấn đề khiến bạn căng thẳng có thể là do sức khỏe, công việc, tài chính,…
3.2. Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng xảy ra khi bạn bị thức giấc và khó ngủ lại ở một khoảng thời gian dài. Tình trạng này diễn ra ở khá nhiều người. Một nghiên cứu cho thấy, số người bị mất ngủ chiếm tới 15% – 20% dân số trên thế giới. Tỷ lệ này tăng lên cao 35% ở người lớn tuổi.
Mất ngủ |
3.3. Sự lão hóa
Lão hóa có vai trò rất lớn trong chu kỳ giấc ngủ của bạn. Khi bạn già đi, chu kỳ giấc ngủ sẽ bị thay đổi. Bạn có thể dùng thuốc để giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Theo thời gian, chất lượng của giấc ngủ sẽ suy giảm. Có thể khiến bạn khó ngủ sâu giấc và dễ bị thức dậy bởi các yếu tố bên ngoài.
3.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị cũng có thể vô tình gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh khi sử dụng như: Thuốc chẹn beta ,thuốc corticosteroid,… Nếu bạn nghi ngờ loại thuốc nào làm cho bạn thức giấc vào ban đêm. Bạn hãy liên hệ hoặc gặp bác sĩ để có thể trao đổi về việc thử uống loại thuốc khác.
3.5. Các tình trạng sức khỏe khác
Đột nhiên bị thức dậy vào lúc 3 giờ sáng cũng có thể do một số bệnh lý sau gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, cụ thể:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này khiến bạn ngừng thở trong lúc ngủ
Bệnh trào ngược dạ dày (GERD) gây ra triệu chứng ợ nóng hoặc khó tiêu
Viêm khớp khiến cho cử động khớp của bạn rất đau
Triệu chứng trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng
Bệnh lý thần kinh: Với chứng rối loạn này, bạn sẽ cảm thấy bị ngứa ran trên cánh tay và chân của mình
Phì đại tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến phì đại có thể khiến người đàn ông cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên vào ban đêm
3.6. Thói quen sinh hoạt
Có thể bạn không biết một số thói quen sinh hoạt hàng của bạn cũng có thể vô tình khiến bạn bị thức dậy vào lúc nửa đêm như:
Sử dụng thiết bị điện tử như ipad, điện thoại gần đến giờ đi ngủ
Sử dụng cà phê, chè hoặc rượu trước khi đi ngủ
Ăn đêm
Hút thuốc lá
Ngủ ở nơi có điều kiện khá bất tiện như gần đường xa, nơi tụ tập,…gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ngủ nhiều vào buổi trưa
Không tập thể dục
4. Cách ngăn ngừa thức dậy vào 3 giờ sáng hiệu quả
Để giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ và ngăn ngừa dậy lúc 3 giờ sáng, sử dụng thuốc ngủ không phải là một biện pháp an toàn. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Xây dựng đồng hồ sinh học cho bản thân, sắp xếp một giờ đi ngủ nhất định và thức dậy ở cùng một thời điểm
Ngủ ở trong một không gian yên tĩnh và thoải mái
Hãy đảm bảo rằng bạn đã đủ buồn ngủ trước khi muốn đi ngủ
Có thể áp dụng một vài thói quen như thiền, đọc sách,… sẽ giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ
Tập thể dục thường xuyên và tránh tập ngay trước khi đi ngủ
Tránh sử dụng đồ uống có chứa thành phần cafein vào cuối ngày
Ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ
Không sử dụng rượu, hút thuốc vào đêm khuya
Thức dậy vào lúc 3 giờ sáng có thể gây khó chịu cho bất cứ ai bị tình trạng này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng coi đó là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý. Căng thẳng tạm thời và một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bạn thường xuyên thức dậy vào nửa đêm. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ hoặc một số tình trạng sức khỏe khác. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến trực tiếp của bác sĩ để đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.