Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào đối với quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời? Giấc ngủ của trẻ nhỏ khác gì so với người lớn? Bố mẹ hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về vấn đề này nhé !
1. Giấc ngủ đóng vai trò như thế nào đối với trẻ sơ sinh
Bạn thường thấy số giờ ngủ của trẻ sơ sinh nhiều, vì sao lại như vậy? Ngủ chính là thời điểm mà các cơ quan bên trong của trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi chúng đói hoặc có nhu cầu đi vệ sinh. Trẻ ngủ nhiều là vì chưa quen với môi trường bên ngoài, đồng thời trẻ vẫn còn thói quen như khi trong bụng mẹ.
Ngủ chính là thời điểm mà các cơ quan bên trong của trẻ phát triển một cách toàn diện |
Khi ngủ, cơ thể của trẻ vẫn hoạt động. Cụ thể như tăng chiều dài, cân nặng, phát triển trí não hoàn thiện hệ thống thần kinh trung ương, hệ miễn dịch khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và thư giãn.
Trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, khi thức dậy sẽ có đủ năng lượng để hoạt động. Do đó, số giờ ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện.
2. Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều có tốt hay không?
Trong giai đoạn sinh học đầu đời của con, trẻ sơ sinh ngủ nhiều là rất tốt. Những ngày đầu mới sinh, trẻ nhỏ có thể ngủ 20 giờ/ngày. Số giờ ngủ sẽ dần được rút ngắn những tháng tuổi tiếp theo. Giấc ngủ trong giai đoạn này có vai trò trong sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Trạng thái ngủ nhiều của trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại |
Trẻ nhỏ cũng có thể ngủ nhiều vào ban ngày và thức dậy để bú vào ban đêm. Thời gian của mỗi giấc ngủ là khoảng 2 – 3 tiếng và tùy theo cơ thể của mỗi trẻ mà thời gian, thời điểm ngủ sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài khung giờ ngủ thích ứng với những độ tuổi khác nhau mà bố mẹ cần biết:
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng: Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh trung bình sẽ khoảng từ 16 đến 20 tiếng
Trẻ từ 3 đến 6 tháng: Khi bé được tập để quen với việc ngủ vào ban đêm thì số giờ ngủ trung bình chỉ còn 14 tiếng đồng hồ
Trẻ từ 6 tháng trở lên đến 1 tuổi: Lúc này số giờ được rút ngắn lại từ 12 đến 15 tiếng
3. Trẻ sơ sinh ngủ quá ít có những ảnh hưởng gì?
Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh ít có rất nhiều lý do, những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấc là:
Trẻ sơ sinh bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn, trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.
Trẻ bị sơ sinh thiếu chất: Trẻ bị thiếu canxi, kẽm thường sẽ không có một giấc sâu, hay bị giật mình khi ngủ
Trẻ sơ sinh bị ướt tã: Tã ướt là nguyên nhân khiến trẻ không thoải mái và dễ thức giấc
Trẻ sơ sinh bị môi trường xung quanh làm ảnh hưởng: Ánh sáng và tiếng ồn là nguyên nhân làm trẻ khó ngủ.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh: Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm,cảm lạnh… bị bệnh sẽ khiến trẻ nhỏ mệt mỏi và bú kém dẫn tới việc khó ngủ
Nếu trẻ không được cho bú đủ thì khả năng cao trẻ sẽ ngủ không sâu và dễ thức giấc |
4. Phân biệt giữa giấc ngủ của trẻ em và người lớn
Giấc ngủ của trẻ em có khác gì với người lớn? Tuổi tác không những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các nhà chuyên gia đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon như sau:
Trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi: 14 – 17 giờ
Trẻ nhỏ từ 4 – 11 tháng tuổi: 12 – 15 giờ
Trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ
Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 12 giờ
Trẻ nhỏ từ 6 – 13 tuổi: 9 – 11 giờ
Trẻ nhỏ từ 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ
Người lớn ở độ tuổi 18 – 25: 7 – 9 giờ
Người lớn ở độ tuổi 26 – 64: 7 – 9 giờ
Người lớn trên 65 tuổi: 7,5 – 8 giờ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng độ tuổi |
Khi độ tuổi càng lớn hơn thì nhu cầu về thời gian ngủ để hồi phục giảm đi. Trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi là độ tuổi cần nhiều thời gian để ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Sau độ tuổi này, nhu cầu về số giờ ngủ giảm đi đáng kể và có thay đổi một chút khi ở độ tuổi trên 65.
5. Bảng thời gian chi tiết thời gian ngủ tốt nhất của trẻ sơ sinh theo tuổi
Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ cho một ngày? Theo tính toán của bác sĩ chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhi, số giờ quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi sẽ theo các mức độ như sau:
Số giờ quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi sẽ theo các mức độ |
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối. Tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi trẻ, tổng số giờ ngủ ngày và đêm có sự thay đổi.
6. Những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc
Có cách nào giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là bố mẹ khi mong muốn con mình có thể ngủ ngon và phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn, hy vọng hữu ích cho các bố mẹ nhé!
6.1. Xây dựng đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ
Đối trẻ sơ sinh, việc thích nghi ngay với môi trường ngoài bụng mẹ là điều rất khó khăn. Khi ở trong bụng mẹ, nhiều trẻ có thói quen thức đêm và tiếp tục duy trì sau khi chào đời. Thông thường, trẻ sẽ mất 2 – 3 ngày, thậm chí là 2 tuần để bắt đầu làm quen. Vì vậy, bố mẹ cần xây dựng đồng hồ sinh học cho trẻ ở thời điểm này.
Xây dựng đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ |
Cụ thể, vào ban ngày, bố mẹ có thể mở cửa phòng ngủ thật sáng, chơi với trẻ nhiều hơn và không cần loại bỏ tiếng ồn… Vào ban đêm, phòng ngủ của trẻ cần yên tĩnh, hạn chế âm thanh và ánh sáng. Như vậy sẽ giúp trẻ có nhận thức ngày và đêm, khi nào cần ngủ và thức.
6.2. Hạn chế số giờ ngủ của trẻ sơ sinh vào buổi trưa
Nếu trẻ ngủ trưa quá dài thì có thể vô tình cướp đi một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Nếu trẻ ngủ quá 2,5 – 3 giờ vào buổi trưa thì bố mẹ nên đánh thức trẻ dậy, cho con ăn và chơi một lúc. Sau đó, bố mẹ có thể lại cho con ngủ thêm. Việc chia nhỏ giấc ngủ như vậy vào ban ngày của trẻ sơ sinh sẽ là cách giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc vào ban đêm.
Hạn chế số giờ ngủ của trẻ sơ sinh vào buổi trưa |
6.3. Giúp trẻ vui vẻ, thoải mái trước khi đi ngủ
Bố mẹ hãy khuyến khích bé thư giãn trước khi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, đó có thể là vuốt ve, ôm ấp hoặc vui chơi nhẹ nhàng – một cách giúp bé dễ ngủ vô cùng đơn giản. Đối với trẻ lớn tuổi hơn, bố mẹ cần đảm bảo trước khi tắt đèn, con cần thời gian nghỉ ngơi lâu hơn.
6.4. Xây dựng thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ
Bố mẹ có biết, thói quen tốt chính là công cụ tuyệt vời giúp trẻ ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Xây dựng một thói quen hàng ngày sẽ giúp duy trì trật tự sinh hoạt khoa học và tập bé sơ sinh ngủ ngoan.
Xây dựng thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ |
Xây dựng thói quen trước khi ngủ trưa của trẻ có thể bao gồm: Đưa trẻ về phòng, kéo rèm kín, để bé nằm trong nôi, âu yếm và nói vài lời yêu thương… Trước khi ngủ ban đêm thì có thể lâu hơn như bao gồm: Tắm, mát xa, đọc truyện, cho trẻ bú no bụng, quấn khăn,…
Việc xây dựng các thói quen này một cách chính xác và theo thứ tự chính là lời nhắn nhủ tới trẻ. Từ đó, các con sẽ tuân theo một cách tự nhiên.
Hy vọng bài viết trên mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp chia sẻ sẽ giúp bố mẹ của các bé giải đáp được thắc mắc số giờ ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào? Ngủ bao nhiêu giờ một ngày là đủ. Số giờ ngủ của mỗi trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần xác định thời gian ngủ của con để có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất nhé !