Giờ hành chính là gì? Quy định về giờ hành chính của nhà nước

Trong cuộc sống hàng ngày hiện nay khi nhắc đến thời gian làm việc của các công ty doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước thì thường hay nhắc đến giờ hành chính. Vấn đề được nhiều người thắc mắc là giờ hành chính là gì và thời gian quy định cụ thể như thế nào. Bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và sắc đẹp sẽ giúp các bạn giải đáp các vấn đề này nhé.

1. Giờ hành chính là gì?

Giờ hành chính hay Time in works là giờ làm việc trong một ngày của các bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước cũng như các công ty doanh nghiệp. Thời gian được tính là 8 tiếng cho 1 ngày, trong đó sẽ không tính giờ nghỉ trưa. 

Giờ hành chính hay Time in works là giờ làm việc trong một ngày của các bộ công chức, viên chức và người lao động

2. Quy định của nhà nước về giờ hành chính mới nhất

Theo quy định tại khoản 1 điều 105 Bộ luật lao động, “Thời giờ làm việc bình thường không quá 8h/1 ngày và không quá 48h/1 tuần”. Và điều 106 bộ luật này quy định thời gian làm việc ban đêm “Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sáng của ngày hôm sau”. Như vậy ta thấy rằng hiện nay không quy định về giờ hành chính, cũng như về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc làm việc. Chỉ quy định số giờ làm việc là không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần.

Giờ hành chính sẽ được chia làm 2 buổi đó là buổi sáng và buổi chiều để làm việc. Người lao động sẽ làm việc 4 tiếng/buổi. Tùy thuộc vào tính chất công việc của đơn vị nhà nước, doanh nghiệp công ty hoặc các yếu tố liên quan để quy định thời gian làm việc giờ hành chính sao cho phù hợp.

Hiện, các cơ quan nhà nước, các công ty doanh nghiệp đang áp dụng  làm việc giờ hành chính theo 1 trong 3 khung giờ sau: 

Khung giờ: từ 7h đến 11h – Buổi chiều: từ 13h đến 17h

Khung giờ: từ 7h30 đến 11h30 – Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h30

Khung giờ: từ 8h đến 12h – Buổi chiều: từ 13h đến 17h

Trong trường hợp làm việc giờ hành chính của các cơ quan nhà nước. Thời gian làm việc là từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Còn làm việc giờ hành chính của công ty doanh nghiệp thì sẽ tùy thuộc vào tính chất, yếu tố công việc. Sẽ được nghỉ thứ 7 và chủ nhật, nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật, nghỉ đan xen thứ 7 và nghỉ chủ nhật hoặc chỉ nghỉ chủ nhật.

3. Thời gian làm thêm ngoài giờ hành chính được tính như thế nào?

Hiện nay, do tính chất công việc và các yếu tố khác mà việc làm thêm ngoài giờ hành chính đã không còn xa lạ đối với chúng ta. Vậy làm thế nào để tính mức lương làm thêm giờ cho người lao động một cách rành mạch nhất không phải ai cũng biết. Sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lương làm thêm ngoài giờ hành chính.

3.1. Cách tính lương làm thêm giờ vào ban ngày

Theo duy định của Bộ luật lao động điều 98, người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương như sau: 

Vào các ngày thường sẽ tính tối thiểu bằng  150%

Vào các ngày nghỉ hàng tuần, tối thiểu bằng 200%

Vào các ngày nghỉ lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Chưa kể tiền lương ngày nghỉ lễ có được hưởng lương ngày

Cách tính như sau: 

Tiền lương làm thêm = Tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức tối thiểu 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

3.2. Cách tính lương làm thêm ban đêm

Theo Bộ luật lao động, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được tính thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường. Ngoài ra được tính thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của công việc đó.

Đối với ngày bình thường: 

Tối thiểu 100% tiền lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. Áp dụng trong trường hợp không phải làm thêm giờ vào ban ngày

Tối thiểu 150% tiền lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. Áp dụng trong trường hợp có làm thêm giờ vào ban ngày

Đối với nghỉ hàng tuần. Tối thiểu 200% tiền lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

Đối với các ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có lương. Tối thiểu 300% tiền lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

4. Số ngày nghỉ phép dành cho người lao động giờ hành chính

Chế độ nghỉ phép năm luôn được người lao động quan tâm. Cụ thể người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động: 

12 ngày nghỉ đối với người lao động làm việc ở điều kiện bình thường

14 ngày nghỉ đối với người làm việc chưa đủ 18 tuổi. Người lao động là người khuyết tật làm những công việc độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm

16 ngày nghỉ đối với những người làm nghề, công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc

5. Quy định nhà nước về giờ làm việc tại công ty

Đối với quy định về giờ làm việc tại công ty thì hiện nay nhà nước chưa có một quy định cụ thể riêng biệt dành cho các công ty doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ luật lao động đối với thời gian làm việc bình thường: Thời gian làm việc không quá 8h/ngày và 48h/tuần. Đối với các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại thì giờ làm việc không được quá 6h/ngày


Quy định về thời gian làm thêm. Người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm thêm việc nếu được sự đồng ý của họ.  Phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày

6. Quy định về giờ hành chính trường học

Hiện nay, các tổ chức và nhà nước đều có quy định về thời gian làm việc hành chính là 8h/ngày, không tính thời gian nghỉ trưa.

Từ đó có thể xác định được giờ hành chính trong trường học được chia làm 2 buổi đó là buổi sáng và buổi chiều. Thông thường sẽ là buổi sáng làm việc 4h, buổi chiều làm việc 4h. Tuy nhiên tùy theo các cấp học mà sẽ có giờ bắt đầu và giờ kết thúc khác nhau. Ví dụ như: 

Tiểu học, thời gian làm việc vào buổi sáng sẽ bắt đầu là từ 7h30 đến 11h30 kết thúc. Buổi chiều bắt đầu từ 13h đến 17h kết thúc

Trung học phổ thông, thời gian làm việc vào buổi sáng sẽ bắt đầu là từ 8h đến 12h kết thúc. Buổi chiều bắt đầu từ 13h30 đến 17h30 kết thúc"

7. Những lợi ích khi làm giờ hành chính

Người lao động thuộc bất kỳ các ngành nghề nào được phân công làm giờ hành chính thì sẽ nhận thấy 5 lợi ích khi làm giờ hành chính sau, cụ thể

7.1. Thời gian làm việc cố định

Khác với các công việc về ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, bán hàng,… . Nhân viên làm giờ hành chính sẽ được làm việc với thời gian cố định. Làm không quá 8h/ngày, không quá 48h/tuần và được nghỉ từ 1-2 ngày cuối tuần, ít phải tăng ca.

7.2. Dễ sắp xếp lịch trình hoạt động cho bản thân 

Vì là làm giờ hành chính nên thông thường không phải tăng ca hay làm thêm giờ. Không giống như ngành dịch vụ như bán hàng, nhà hàng,… . Không những phải làm theo ca , thay đổi ca mà còn phải làm thêm giờ nếu như khách đông.

7.3. Chế độ phúc lợi đầy đủ

Hiện nay, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đều quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Ngoài lương hàng tháng ra, người lao động còn nhận đầy đủ các chế độ đãi ngộ như BHYT, thưởng tết,… . Và còn nhiều khoản phụ cấp khác nữa.

7.4. Môi trường làm việc tốt

Điều này giúp bạn có nhiều mối quan hệ mới, hỗ trợ bạn trong công việc và cuộc sống. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm và cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

7.5. Được nghỉ vào cuối tuần và các ngày lễ

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, ai cũng muốn được nghỉ ngơi, thư giãn. Như vậy, muốn tận hưởng trọn vẹn cuối tuần hoặc các ngày lễ. Các bạn hãy nên ứng tuyển vào công việc có giờ làm là giờ hành chính. Ở khung giờ này giúp bạn có nhiều thời gian dành cho bản thân, gia đình,…

Làm giờ hành chính, người lao động sẽ được nghỉ cuối tuần và các ngày lễ Tết

Với những chia sẻ bài viết trên. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về  quy định của làm việc giờ hành chính và các chế độ phúc lợi. Từ đó dựa làm căn cứ để đảm bảo quyền lợi khi đi xin việc làm. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn