Từ xa xưa, khi con người chưa phát minh ra đồng hồ và các mốc thời gian cụ thể thì ông cha ta đã ước lượng và tính toán thời gian như thế nào? Chắc đây cũng là những tò mò của thế hệ trẻ chúng ta khi nghe các cụ, các ông/bà lớn tuổi nói: “Canh một chưa ngủ đã dạy canh năm giờ”. Để tìm hiểu thêm, hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp theo dõi bài viết dưới đây để biết cách tính giờ theo 12 con giáp của các cụ ngày xưa như thế nào nhé !
1. Các giờ trong ngày theo cung hoàng đạo
Các giờ trong ngày theo cung hoàng đạo |
Theo Can chi phương đông, 12 con giáp tương ứng với 12 can chi lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hai giờ sẽ tương ứng với mỗi cung hoàng đạo. Vậy giờ tương ứng với cung hoàng đạo nào? Thời gian một ngày dựa trên mười hai cung hoàng đạo được ông cha ta quan sát và phân tích như sau:
Giờ Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ sáng): Là khoảng thời gian nửa đêm, đây là thời điểm chuột lang thang để tìm kiếm nguồn thức ăn
Giờ Sửu (từ 1 giờ sáng – 3 giờ sáng): Là lúc trâu tỉnh giấc, nhai thức ăn, là thời điểm trâu ăn cỏ để chuẩn bị đi cày
Giờ Dần (3 giờ sáng – 5 giờ sáng): Trời rạng sáng, đây chính là thời điểm hổ hung hãn nhất vì chúng bỏ hang đi săn bắt
Giờ Mão (5h – 7h): Thời điểm sáng sớm, đây là lúc mèo nghỉ ngơi sau một đêm dài săn chuột
Giờ Thìn (7h – 9h): Đây là thời điểm mà con người làm việc năng suất cao nhất, vậy nên ông cha ta đã lấy con rồng làm biểu tượng
Giờ Tỵ (9h – 11h): Là thời gian gần trưa, đây là thời điểm mà rắn ẩn náu và nghỉ ngơi ở trong hang, không tấn công, cũng không làm hại người
Giờ Ngọ (11h – 13h): Là giờ trưa, theo quan niệm tâm linh của cha ông ta, giờ có nhiều dương khí nhất là giờ Ngọ
Giờ Mùi (13h – 15h): Là thời điểm bước sang chiều, cũng là thời điểm tốt nhất để dê đi kiếm ăn mà không gây ảnh hưởng đến cỏ mọc lại
Giờ Thân (15h – 17h): Là thời điểm mặt trời lặn, cũng là lúc bầy khỉ ăn uống no nê sau một ngày leo núi vất vả để kiếm thức ăn
Giờ Dậu (17h – 19h): Đây là lúc mặt trời lặn và cũng là lúc gà được ăn no, vào chuồng đi ngủ
Giờ Tuất (19h – 21h): Là lúc mặt trời xuống núi, cũng là lúc chó đã được cho ăn, nó phải thức để canh nhà cho chủ
Giờ Hợi (21h – 23h): Đây là thời gian màn đêm bao trùm, cảnh vật xung quanh đã ngủ say và cũng là lúc tuổi Hợi ngủ say sưa nhất
Để dễ nhớ, người ta thường lấy giờ Tý là 12 giờ đêm, giờ Ngọ là 12 giờ trưa. Từ đó suy ra số giờ còn lại.
2. Cách tính giờ theo canh vào ban đêm thời trung cổ
Ngoài cách tính giờ theo 12 con giáp trên, người xưa còn tính giờ theo canh vào ban đêm. Một đêm sẽ có 5 giờ, từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, cụ thể là:
Canh 1: Người ta tính canh 1 bắt đầu từ 19 giờ tối đến 21 giờ tối (tức là giờ Giáp Tuất)
Canh 2: Người ta tính canh 2 bắt đầu từ 21 giờ tối đến 23 giờ tối (là giờ Kỷ Hợi)
Canh 3:Người ta tính canh 3 bắt đầu từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau (tức là giờ Tý)
Canh 4: Người ta tính canh 4 bắt đầu từ 1 giờ đến 3 giờ sáng (tức là giờ Sửu)
Canh 5: Người ta tính canh 5 bắt đầu từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng (tức là giờ Dần)
3. Cách tính thời gian theo khắc trong ngày
Khắc được hiểu là tên của cách gọi thời gian trong ngày. Một khắc sẽ tương đương với 2 giờ 20 phút, khắc sẽ được bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 19 giờ cùng ngày. Một ngày sẽ có 6 lần chạm khắc, cụ thể như sau:
Khắc 1: Sẽ được tính từ 5h sáng đến 7h20 sáng
Khắc 2: Sẽ được tính từ 7h20 đến 9h40 sáng
Khắc 3: Sẽ được tính từ 9h40 sáng đến 12h trưa
Khắc 4: Sẽ được tính từ 12h20 trưa đến 14h20 phút chiều
Khắc 5: Sẽ được tính từ 14h20 đến 16h40 phút chiều
Khắc 6: Sẽ được tính từ 16h40 phút đến 19h00 tối
4. Tháng theo 12 con giáp là như thế nào?
12 con giáp |
Các tháng âm lịch sẽ có hệ chi cố định như sau:
Tháng 1: Là tháng Dần
Tháng 2: Là tháng Mão
Tháng 3: Là tháng Thìn
Tháng 4: Là tháng Tỵ
Tháng 5: Là tháng Ngọ
Tháng 6: Là tháng Mùi
Tháng 7: Là tháng Thân
Tháng 8: Là tháng Dậu
Tháng 9: Là tháng Tuất
Tháng 10: Là tháng Hợi
Tháng 11: Là tháng Tý
Tháp 12: Là tháng Sửu
Hệ địa chi theo tháng là sẽ cố định trong các năm. Để tính tháng theo can chi chúng ta chỉ cần tính hệ can tương ứng và đã được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Tháng/Năm | Giáp/Kỷ | Ất/Canh | Bính/Tân | Đinh/Nhâm | Mậu/Quý |
1 | Bính Dần | Mậu Dần | Canh Dần | Nhâm Dần | Giáp Dần |
2 | Đinh Mão | Kỷ Mão | Tân Mão | Quý Mão | Ất Mão |
3 | Mậu Thìn | Canh Thìn | Nhâm Thìn | Giáp Thìn | Bính Thìn |
4 | Kỷ Tỵ | Tân Tỵ | Quý Tỵ | Ất Tỵ | Đinh Tỵ |
5 | Canh Ngọ | Nhâm Ngọ | Giáp Ngọ | Bính Ngọ | Mậu Ngọ |
6 | Tân Mùi | Quý Mùi | Ất Mùi | Đinh Mùi | Kỷ Mùi |
7 | Nhâm Thân | Giáp Thân | Bính Thân | Mậu Thân | Canh Thân |
8 | Quý Dậu | Ất Dậu | Đinh Dậu | Kỷ Dậu | Tân Dậu |
9 | Giáp Tuất | Bính Tuất | Mậu Tuất | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
10 | Ất Hợi | Đinh Hợi | Kỷ Hợi | Tân Hợi | Quý Hợi |
11 | Bính Tý | Mậu Tý | Canh Tý | Nhâm Tý | Giáp Tý |
12 | Đinh Sửu | Kỷ Sửu | Tân Sửu | Quý Sửu | Ất Sửu |
Tóm gọn lại, việc chia thời gian thành 12 con giáp, 5 con giáp và 6 con giáp của ông cha ta ngày xưa giúp tính thời gian chính xác và dễ dàng hơn. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Á Đông mà Việt Nam vẫn áp dụng và duy trì.
Hi vọng những kiến thức Tuổi trẻ và Sắc đẹp tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc biết cách tính chính xác giờ theo 12 con giáp.