Theo quan niệm xa xưa, tháng cô hồn là tháng đáng sợ nhất trong năm. Bởi trong tháng này sẽ có nhiều ma quỷ được đi ra ngoài, vì vậy thường được gọi là tháng cô hồn hay xá tội vong nhân. Vậy tháng cô hồn là tháng mấy? Bao giờ hết tháng cô hồn? Những kiêng kỵ tuyệt đối trong tháng cô hồn? Đây là câu hỏi mà được mọi người quan tâm rất nhiều. Bài viết dưới đây Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giải đáp giúp bạn nhé !
1. Tháng cô hồn là gì?
Tháng cô hồn hay còn được gọi là tháng “xá tội vong nhân” có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết dân gian ở Trung Quốc, từ mùng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và 14 tháng 7 thì “đóng cửa” để cho các cô hồn trở về dân gian. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14 tháng 7 sẽ kết thúc và các cô hồn phải quay trở lại địa ngục. Vào ngày này, người trần sẽ thường cúng cô hồn để không bị cô hồn quấy nhiễu.
Tháng cô hồn hay còn được gọi là tháng “xá tội vong nhân” có nguồn gốc từ Trung Quốc |
2. Tháng cô hồn diễn ra vào tháng mấy?
Theo quan niệm của dân gian, tháng 7 trong năm được gọi là tháng cô hồn. Khi đấy, Diêm Vương sẽ ra lệnh cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dân gian.
Đây cũng là ngày “âm khí xung thiên” và theo tục lệ thì người trần phải chuẩn bị lễ cúng cô hồn để không bị cô hồn quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Vì vậy, tháng cô hồn sẽ rơi vào tháng 7 và tính theo lịch âm hằng năm.
3. Bao giờ hết tháng cô hồn?
Bao giờ hết tháng cô hồn? Mọi người hay gọi tháng 7 là tháng cô hồn. Tuy nhiên, thực tế chỉ có vài ngày nhất định trong tháng được gọi là cô hồn. Tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch cho đến 12 giờ đêm ngày 14 tháng 7 âm lịch. Qua 12 giờ đêm ngày 14 tháng 7 cô hồn sẽ quay trở lại địa ngục.
4. Lễ cúng cô hồn là vào ngày nào?
Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được xem là tín ngưỡng tâm linh đã có từ rất lâu rồi. Việc cúng này là để những oan hồn, vong linh đã khuất trở về dương gian thăm gia đình. Vậy lễ cúng cô hồn vào ngày nào?
Người Việt Nam tin rằng, con người chúng ta ai cũng có phần xác và phần hồn. Khi mất đi, phần xác sẽ trở về với cát bụi và phần hồn thì vẫn còn đó. Linh hồn này đi đâu, về đâu sẽ phụ thuộc vào nghiệp mà người đó đã tạo ra khi còn sống.
Ngày cúng cô hồn |
Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 âm lịch là kết thúc của kỳ “mở cửa” Quỷ Môn Quan. Sau ngày này thì cõi âm sẽ không nhận được đồ thờ cúng nữa. Nên có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tháng 7 cho tới trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy trước khi lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước.
5. Lễ cúng cô hồn gồm những gì?
Khi cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch. Việc đầu tiên cần chuẩn bị đó chính là mâm cúng phải thật chỉn chu, đầy đủ những món cần thiết. Dù là mâm cúng ngày lễ nào nếu chuẩn bị không chỉn chu có thể dẫn đến phản tác dụng và gặp xui xẻo.
5.1. Lễ cúng cô hồn gồm những gì?
Tùy theo phong tục cúng cô hồn của mỗi miền khác nhau, nhưng cần chuẩn bị những lễ phẩm sau:
Gạo (1 đĩa)
Muối (1 đĩa)
Cháo trắng nấu loãng
Áo giấy, tiên vàng
Mía ( nguyên vỏ và chặt từng khúc độ 15 cm)
Tiền mặt, bánh, kẹo (tiền thật, các loại mệnh giá)
Khoai lang luộc, sắn, bỏng ngô
Quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)
Nước, hương, nến, hoa tươi
Mâm cúng cô hồn tháng 7 |
5.2. Văn khấn tháng cô hồn
Sau khi các bạn đã chuẩn bị đầy đủ lễ phẩm cần thiết của mâm cúng cô hồn, thì trước khi cúng bạn cần chuẩn bị cho bản thân mình một bài văn khấn đầy đủ để đọc lúc cúng. Như vậy sẽ giúp cho việc cúng trở nên đầy đủ, chỉn chu hơn. Cũng như thể hiện được chân thành và có thể đạt được những điều mong muốn. Các bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7…, năm …
Tín chủ chúng con là… Ngụ tại… Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo. Do vậy kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”
6. Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn
Cúng cô hồn là một nét văn hóa dân gian đẹp, mang tính chất nhân văn. Đầu tiên, phong tục cúng cô hồn có ý nghĩa nhân đạo, bởi dân gian tin rằng vào những dịp này, những linh hồn lang thang đói rét không có ai thờ cúng sẽ được “ăn uống no nê”. Thứ hai là, vào những dịp này mọi nơi đều làm lễ cầu siêu nên các linh hồn “về” trần gian sẽ có cơ hội nghe tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để khi về cõi âm sẽ ăn năn hối lỗi, tu học để được chuyển kiếp, không bị bơ vơ đói khát nữa.
Bên cạnh tín ngưỡng tâm linh, lễ cúng cô hồn còn thể hiện nét đẹp nhân văn trong cuộc sống của người Việt. Theo tục lệ thì người trần phải cúng gạo, muối cho cô hồn trong thời gian trên để tránh những điều phiền toái, quấy nhiễu. Ngoài ra, tháng cô hồn còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Bởi vậy, ý nghĩa của tháng cô hồn còn là đề cao việc báo hiếu Cha mẹ và làm phúc bố thí.
7. Những điều kiêng kỵ không được làm trong tháng cô hồn
Chúng ta luôn có quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì thế trong “tháng cô hồn hay xá tội vong nhân”, tháng ma quỷ này. Mọi người hay truyền tai nhau về những điều kiêng kỵ không được làm trong tháng cô hồn.
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân. Tuy nhiên, theo chuyên gia đó là chỉ là những quan niệm chứ không có căn cứ khoa học. Cho nên, nếu tin bạn cũng không nên quá mê tín gây hoang mang cho bản thân.
Không được đốt vàng mã, giấy tùy tiện bởi vì điều này sẽ kêu gọi những linh hồn quỷ dữ bám đến và sẽ mang lại những xui xẻo, những điều không may đến với gia đình bạn
Những điều kiêng kỵ không được làm trong tháng cô hồn
Không được đốt vàng mã, giấy tùy tiện |
Không treo chuông gió ở đầu giường bởi vì tiếng chuông sẽ đánh động các linh hồn quỷ dữ. Chúng sẽ ám ảnh cả giấc mơ của bạn, quấy nhiễu bạn
Không đi chơi đêm bởi vì tháng 7 những linh hồn vất vưởng nơi trần gian, nhất là ban đêm
Không được ăn vụng đồ cúng bái bởi vì điều này là xúc phạm vào linh hồn của quỷ
Không phơi quần áo vào ban đêm bởi vì ma quỷ sẽ có thể nhập hồn vào những bộ quần áo mà bạn phơi. Khi mặc vào là bạn đã vô tình mang “quỷ khí” vào trong người bạn
Đi chơi đêm không được gọi tên nhau bởi vì linh hồn quỷ có thể nhớ đến tên của người đó
Không hù dọa người khác bởi vì điều này có thể khiến họ hồn bay phách lạc, lúc này linh hồn ma quỷ có thể nhập tâm dễ dàng
Không đứng dưới gốc cây cổ thụ bởi vì đây là nơi mà linh hồn ma quỷ dễ dàng trú ẩn
Không được nhặt tiền rơi trên đường vì đó có thể là tiền cúng cô hồn. Nếu bạn cầm những tờ tiền này có thể sẽ mang lại những điều không may đến bản thân bạn
Trên đây là bài viết mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp chia sẻ về những thông tin liên quan đến tháng cô hồn, bao giờ hết tháng cô hồn, những điều kiêng kỵ không được làm trong tháng cô hồn. Bạn có thể tham khảo và làm theo để tránh gặp phải những điều không may trong cuộc sống.